Áp xe tại vùng hậu môn là tình trạng thường gây đau đớn do tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ ở hậu môn gây ra, nhưng nhiều người vẫn chưa biết nhiều thông tin về căn bệnh này. Sau đây cùng bài viết tìm hiểu “Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả” để phòng tránh bệnh nhé.

Áp xe hậu môn: Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Áp xe hậu môn là tình trạng các khoang ở hậu môn hoặc trực tràng chứa đầy dịch mủ, tạo thành một khối áp xe cứng, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau đớn gây nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Bất cứ ai nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, khi triệu chứng viêm nhiễm ở vùng hậu môn nhỏ dần sẽ hình thành áp xe hậu môn khó chịu này.

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn đều do các tuyến bên trong bị nhiễm trùng cấp tính nặng. Ngoài ra thì vi khuẩn, phân hoặc vật thể lạ cũng có thể làm tắc nghẽn tuyến hậu môn, xâm nhập vào mô xung quanh sau đó tụ lại trong khoang, gây ra hiện tượng áp xe này như:

  • Do các loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí xâm nhập
  • Tắc nghẽn ở tuyến hậu môn
  • Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Phẫu thuật ở hậu môn sai sót gây viêm nhiễm
  • Quan hệ tình dục qua lỗ hậu môn nhiều lần
  • Sức đề kháng và miễn dịch yếu kém, suy giảm (thường ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi)
  • Chấn thương ảnh hưởng đến vùng hậu môn
  • Do bệnh bệnh lao, bệnh đường tình dục, viêm ruột, ung thư trực tràng….
  • Sử dụng thuốc sai cách gây viêm nhiễm mô ở gần hậu môn
  • Từng tiểu phẫu vùng hậu môn, niệu đạo, trực tràng… nhưng sử dụng các dụng cụ y tế không xử lý vô trùng kỹ càng làm nhiễm trùng và dẫn đến áp xe hậu môn.
Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn: Triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng áp xe ở hậu môn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức đề kháng của người bệnh để có thể nhận biết những bất thường ở hậu môn. Một số triệu chứng bệnh áp xe hậu môn nhanh chóng xuất hiện cần phải chú ý như:

icon Cảm giác đau âm ỉ hoặc nhói đau liên tục ở hậu môn

icon Táo bón kéo dài kèm dịch mủ hoặc dịch nhầy tiết ra nhiều bất thường

icon Hậu môn sưng tấy, đỏ rát và đau khi đi đại tiện

icon Vùng trực tràng tiết dịch bất thường hoặc chảy máu khi đi đại tiện

icon Sờ được khối u nhỏ mềm ở vành hậu môn

icon Khó chịu, đau ở vùng bụng (đối với bệnh viêm ruột)

icon Bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh, phát sốt và rất mệt mỏi, chán ăn

icon Nếu trẻ sơ sinh bị áp xe tại hậu môn thì sẽ xuất hiện dạng nốt sưng đỏ, hơi mềm ở rìa hậu môn, trẻ thường xuyên quấy khóc và khó chịu vì đau đớn.

Áp xe vùng hậu môn có triệu chứng giống với bệnh trĩ, nên rất dễ gây nhầm lẫn. Nhưng khác biệt lớn nhất là cơn đau do tình trạng áp xe thường xảy ra đột ngột, nhanh chóng trở nên trầm trọng nhanh hơn chỉ từ  1 – 2 ngày.

Vì thế, việc áp dụng các phương pháp điều trị thông thường của bệnh trĩ hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, áp xe cũng có xu hướng đi kèm các triệu chứng nhiễm trùng, bao gồm sốt và ớn lạnh về đêm, vắt kiệt sức người bệnh.

Biến chứng áp xe hậu môn có thể dẫn đến

Vì đây là một chứng bệnh nhiễm trùng tương đối nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, vì thế nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng của bệnh xuất hiện, có thể được kể đến như:

Nhiễm trùng hậu môn nghiêm trọng: 

Khối áp xe nếu lâu ngày không được lấy hết ra khỏi vùng hậu môn sẽ tích tụ nhiều mủ, dịch tiết, sau đó có thể tự vỡ ra do chứa nhiều vi khuẩn sẽ gây ra kích ứng, viêm nhiễm nặng, làm cho vị trí hậu môn bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đại tiện khó khăn: 

Người bệnh sẽ bị táo bón kéo dài do quá trình đại tiện của người bệnh gặp nhiều khó khăn do khối áp xe ở hậu môn cản trở không thoát ra được. Khi đi vệ sinh sẽ cảm nhận được sự sưng đỏ, đau đớn, nhức nhối khó chịu,… làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Lâu dài sẽ làm xuất hiện các búi trĩ tĩnh mạch dẫn đến bệnh trĩ.

Rò lỗ hậu môn: 

Nếu trường hợp mà các ổ áp xe tại hậu môn phát triển nhanh chóng, thì người bệnh có thể bị rò lỗ hậu môn do tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng hơn làm tăng kích thước trong lòng ống hậu môn, tạo thành các lỗ rò ra bên ngoài.

Viêm nhiễm chéo: 

Do vùng hậu môn và cơ quan sinh dục có cấu tạo rất gần nhau, nên người bệnh áp xe vùng hậu môn hoàn toàn có nhiều nguy cơ đối mặt với các chứng viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục khi mà các khối áp xe bị trở nặng sưng to hơn, dịch mủ tiết ra nhiều hơn. Nếu để tình trạng này bị kéo dài, không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, thậm chí có nguy cơ đối diện với chứng vô sinh.

Tinh thần sa sút nghiêm trọng: 

Do cơ quan sinh dục và hậu môn của người bệnh bị viêm nhiễm nên ẩm ướt, có mùi hôi và ra nhiều mủ, thậm chí là những cơn đau xuất hiện âm ỉ và kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày và tinh thần của người bệnh.

Áp xe hậu môn: Cách điều trị hiệu quả

Để điều trị hiệu quả hậu môn bị áp xe thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng hiện tại của người bệnh. Kế tiếp thì bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra trực tràng để khẳng định kết quả chẩn đoán chính xác và nội soi đại tràng để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác, một số ít trường hợp hiếm gặp các bác sĩ có thể yêu cầu thêm là chụp CT, MRI hoặc siêu âm để xác định vị trí ổ áp xe.

Với những trường hợp bệnh áp xe hậu môn còn nhẹ thì việc điều trị áp xe hậu môn bằng thuốc được chỉ định, do lúc vết áp xe chưa quá to nên nếu uống thuốc thì vẫn có thể tiêu mủ, trừ viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn để hạn chế vết thương bị nhiễm trùng.

Nhưng bởi vì thuốc điều trị hậu môn bị áp xe có thành phần dược lý khá mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nên tuyệt đối chỉ được sử dụng theo thuốc kê đơn của bác sĩ phụ trách tư vấn và điều trị. Tránh trường hợp lạm dụng thuốc sẽ khiến cho tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Thông thường điều trị hậu môn bị áp xe được áp dụng nhiều nhất là phương pháp hút mủ trực tiếp ra khỏi vùng bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Điều trị áp xe hậu môn hiệu quả

Điều trị áp xe hậu môn hiệu quả

iconLưu ý :

– Nếu khối áp xe có kích thước lớn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật gây mê kèm theo sử dụng một số loại kháng sinh sau đó. Tuân thủ tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, để theo dõi tình trạng sau điều trị, tránh nguy cơ tái phát.

– Tình trạng áp xe tại vùng hậu môn có hình vành móng ngựa, lan qua lỗ bịt và hoại tử Fournier cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị (Đà Nẵng) với bác sĩ và phẫu thuật viên có kinh nghiệm điều trị kịp thời.

Áp xe hậu môn: Phòng tránh như thế nào?

 Để tránh tình trạng táo bón, dùng thêm thuốc nhuận tràng hoặc ăn các thực phẩm giàu chất xơ.

 Ăn uống điều độ lành mạnh, tránh sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…

 Tắm trong nước ấm để giảm sưng tấy ở hậu môn.

 Nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng tránh căng thẳng kéo dài

 Tránh quan hệ qua lỗ hậu môn

Giữ vùng kín và hậu môn khô thoáng sạch sẽ, tránh tình trạng ẩm ướt hoặc dính chất thải

Bài viết bên trên đã nêu các thông tin tổng hợp về “Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả”, mong rằng đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho người đọc, nếu cần tư vấn thêm xin liên hệ  ngay Hotline: 039 957 5631  hoặc khung chat tư vấn >>Tư Vấn Trực Tuyến<<