Trĩ là bệnh lý có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau đớn, sưng đỏ, nóng rát, thậm chí là chảy máu nghiêm trọng ở hậu môn khi đại tiện. Nếu không sớm khắc phục điều trị, búi trĩ có thể bị viêm nhiễm và sa ra ngoài ống hậu môn, điều này làm tăng thêm mức độ trầm trọng của các triệu chứng ban đầu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hiểm hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp một trong những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm: “Có nên đi cắt trĩ không? Khi nào cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ trĩ”.

Các trường hợp cần cắt trĩ
Bệnh trĩ là hiện tượng các mao mạch ở khu vực hậu môn bị đè nén và chịu áp lực liên tục, dẫn đến tình trạng sưng to biến dạng bất thường, lâu dần bị viêm nhiễm và hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ thường được phân thành hai dạng chính gồm trĩ nội và trĩ ngoại.
– Trĩ nội: Đây là trường hợp khi búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn, nằm trên đường lược. Thường thì trĩ nội không gây ra cảm giác đau nhức hoặc khó chịu nhiều, bởi khu vực này rất ít dây thần kinh thụ cảm. Tuy nhiên, khi búi trĩ nội bị sưng to quá mức hoặc bị viêm nhiễm nặng, nó có thể xuất hiện các triệu chứng như chảy máu sau khi đi tiêu, cảm giác ngứa rát, đau nhức và có khối u cộm ở hậu môn.
– Trĩ ngoại: Đây là trường hợp khi búi trĩ xuất hiện ở phần ngoại của hậu môn, thường là dưới đường tiêu hóa. Trĩ ngoại gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu nhiều hơn so với trĩ nội, do khu vực này có nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Các triệu chứng của trĩ ngoại có thể bao gồm sưng đỏ, đau nhức, khó chịu và chảy máu khi đi tiêu, ngồi xuống hoặc di chuyển.

Các trường hợp cần cắt trĩ
Cả hai dạng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng này bao gồm tình trạng viêm nhiễm trùng lan rộng, tắc nghẽn hoặc hoại tử búi trĩ, nguy cơ thiếu máu và suy nhược cơ thể,… Do đó, các trường hợp sau đây nên xem xét điều trị cắt bỏ búi trĩ càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng trở nặng:
- Trĩ nội tái phát ở mức độ nghiêm trọng (mức 3 trở lên) hoặc không phản ứng tích cực với các phương pháp điều trị thông thường như thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống,… thì phương pháp phẫu thuật cắt trĩ có thể xem xét lựa chọn.
- Trĩ ngoại với các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức dữ dội, chảy máu nặng, sưng tấy,… hoặc gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thì có thể được bác sĩ đề nghị thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.
- Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể xuất hiện cùng với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng,… Trong những trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ có thể được thực hiện như một phần của quá trình điều trị tổng thể.
Giải đáp: Có nên đi cắt trĩ không?
Quyết định liệu có cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hay không được các chuyên gia cho biết rằng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm mức độ phát triển của búi trĩ, triệu chứng hiện tại hậu môn cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh,… cụ thể:
Nếu triệu chứng bệnh trĩ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, chẳng hạn như đau nhức, ngứa rát, chảy máu, khó chịu khi ngồi,… làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc thì quyết định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ được xem là hợp lý để hạn chế những triệu chứng này.

Có nên đi cắt trĩ không?
Trước khi xem xét việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, bệnh nhân thường được khuyến nghị thử áp dụng các biện pháp điều trị thông thường như thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hỗ trợ nhuận tràng và kiểm soát tình trạng táo bón. Nếu sau quá trình điều trị trên người bệnh không có sự cải thiện đáng kể và tình trạng bệnh trĩ tái phát lặp lại nhiều lần thì việc xem xét thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ có thể được bác sĩ đưa ra.
Nếu người bệnh xuất hiện mức độ búi trĩ nội nghiêm trọng (mức 3 trở lên), bệnh trĩ tái phát nhiều lần hoặc trĩ ngoại gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng,… thì phương pháp phẫu thuật cắt trĩ có thể được bác sĩ đề xuất để giảm bớt triệu chứng cũng như ngăn ngừa những biến chứng tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai.
Tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính chất phù hợp của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Nếu bệnh nhân đang mắc phải các vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng như rối loạn đông máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, viêm nhiễm phụ khoa,… thì việc thực hiện phẫu thuật thường không được bác sĩ khuyến nghị.
Cắt trĩ có nguy hiểm không? Có đau không?
Phẫu thuật cắt bỏ trĩ là một quy trình phẫu thuật an toàn cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và trình độ tương đương. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp phẫu thuật này không gây ra nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng nó có thể mang theo một số rủi ro liên quan khi thực hiện, chẳng hạn như:
– Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ có khả năng xảy ra. Vì vậy, để giảm nguy cơ này thì việc phẫu thuật cần được tiến hành trong môi trường sạch sẽ và bác sĩ thực hiện cần tuân thủ theo đúng quy trình phẫu thuật.
– Chảy máu: Tình trạng chảy máu sau phẫu thuật có thể xuất hiện ở một vài trường hợp, tuy đây không phải là vấn đề nghiêm trọng và có thể được kiểm soát bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, nếu biến chứng chảy máu trở nên nghiêm trọng thì người bệnh cần được can thiệp điều trị y tế ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Cắt trĩ có nguy hiểm không? Có đau không?
– Sự đau đớn và khó chịu: Tình trạng đau đớn và khó chịu tại khu vực hậu môn sau phẫu thuật cắt trĩ thường xuyên xảy ra. Thường thì cảm giác đau nhức này sẽ dần giảm đi theo thời gian và có thể được kiểm soát giảm bớt bằng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn.
– Rối loạn tiêu hóa: Một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy sau phẫu thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng tạm thời và có thể điều chỉnh thông qua việc thay đổi thực đơn ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn trong giai đoạn hồi phục sau mổ trĩ.
– Hẹp hậu môn: Trong trường hợp phẫu thuật cắt trĩ thực hiện không đúng cách, nó có thể dẫn đến biến chứng hẹp hậu môn làm cho niêm mạc hậu môn co rút lại và gây nhiều khó khăn khi đi tiêu. Nếu người bệnh cố gắng rặn mạnh trong khi đại tiện, hậu môn có thể bị nứt rách và nhiễm trùng. Nếu biến chứng này xảy ra thì người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
– Tái phát búi trĩ: Đôi khi, sau phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, bệnh trĩ ngoại vẫn có thể tái phát trở lại. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như táo bón, làm việc quá sức, mang vác quá nặng, lối sống và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh tiếp tục kéo dài,…
Với những chia sẻ và giải đáp cho câu hỏi “Có nên đi cắt trĩ không? Khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ” trong bài viết trên, hy vọng rằng đội ngũ bác sĩ của chúng tôi tại Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Đà Nẵng đã mang đến đầy đủ thông tin hữu ích đến với quý vị bạn đọc quan tâm. Nếu cần thêm hỗ trợ hoặc tư vấn liên quan đến việc điều trị bệnh trĩ, xin hãy gọi điện ngay đến chúng tôi qua số Hotline: 039 957 5631 và khung: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ y tế nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.