Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và khó chịu, khó có được sự tập trung tinh thần trong sinh hoạt học tập và làm việc. Vì vậy, việc điều trị tình trạng bệnh lý này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bài viết sau sẽ cung cấp 12 cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y hiệu quả tại nhà để người bệnh có thể lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp với bản thân.
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y có hiệu quả hay không?
Đối với Y học hiện đại, nứt kẽ hậu môn xảy ra khi da và niêm mạc mô mềm trong khu vực hậu môn bị nứt hoặc rách vỡ, nguyên nhân là do sự căng tức và áp lực quá mức bởi tình trạng táo bón kéo dài, chấn thương, quan hệ tình dục qua hậu môn, cơ trơn co thắt quá mức, sai sót trong phẫu thuật ở khu vực hậu môn,… Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, nóng rát, chảy máu và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi đại tiện.

Nứt kẻ hậu môn
Đối với Y học cổ truyền, nứt kẽ hậu môn được coi là sự rối loạn về mặt năng lượng và cân bằng của cơ thể. Bệnh này thường được liên kết với sự suy yếu của hệ thống khí huyết khiến khí huyết ở vùng hậu môn không thông suốt hoặc vận hành không đều đặn, nguyên nhân là do tình trạng âm hư, huyết nhiệt, tân dịch thiếu hụt, táo kết ở đại tràng dẫn đến chứng táo bón và tổn thương ở niêm mạc ống hậu môn.
Việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc đông y có thể có mang lại một số hiệu quả nhất định, điều này tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể và cách thức điều trị được áp dụng. Một số phương pháp Đông y và liệu pháp truyền thống như sử dụng thuốc thảo dược, xoa bóp, châm cứu,… Nhưng trên hết, việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng các liệu pháp đông y đạt được hiệu quả cao cần dựa trên các yếu tố:
Tình trạng nứt kẽ hậu môn: Nếu vết nứt kẽ nhỏ và không gây ra các vấn đề nghiêm trọng, phương pháp đông y có thể hữu ích trong việc làm dịu triệu chứng và tăng cường quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên, trong các trường hợp nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng hơn, có dấu hiệu áp xe và nhiễm trùng nặng thì người bệnh có thể sẽ cần sự can thiệp y học hiện đại chuyên khoa như phẫu thuật.
Kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ đông y: Việc áp dụng cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của người thực hiện. Nếu người bệnh định sử dụng phương pháp y học cổ truyền thì cần tìm kiếm địa điểm điều trị có các chuyên gia đông y có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp.
Tính toàn diện: Cách chữa trị đông y thường xem xét cả các yếu tố tâm lý, cảm xúc và chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Điều này có thể giúp tăng cường khả năng hồi phục và cải thiện tình trạng của vết tổn thương.
12 Cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y
Bài thuốc 1
Thành phần gồm câu kỷ tử (15g), cam thảo (6g), diệp hạ châu (15g), hoàng bá (9g), cỏ nhọ nồi (15g), tía tô (15g). Người bệnh cần sắc các vị thuốc trên và uống đều đặn liên tục hàng ngày.
Bài thuốc 2
Thành phần gồm ngũ vị tử (15g), bạch thược (15g), hương phụ (12g), rau má (15g), câu kỷ tử (15g), hoàng bá (9g), tía tô (15g), cam thảo (6g). Người bệnh đem sắc các vị thuốc trên và uống đều đặn liên tục hàng ngày.
Bài thuốc 3
Thành phần gồm có câu kỷ tử (15g), bạch chỉ (12g), bạch truật (12g), hoàng kỳ (12g), xuyên khung (12g), cam thảo (6g), diệp hạ châu (9g), mạch môn (9g). Người bệnh đem các vị thuốc ở trên nấu chung, lấy cao thuốc và uống đều đặn hàng ngày để chữa bệnh.
Bài thuốc 4
Thành phần gồm có diếp cá (15g), đinh hương (9g), câu kỷ tử (12g), hoàng kỳ (12g), hạ khô thảo (12g), bạch chỉ (12g), cam thảo (6g). Người bệnh đem các vị thuốc nói trên nấu chung, sau đó lấy phần nước thuốc và uống đều đặn hàng ngày để chữa bệnh.
Bài thuốc 5
Thành phần gồm câu kỷ tử (15g), diếp cá (15g), cam thảo (6g), đại táo (9g), hoàng bá (9g). Người bệnh đem sắc các vị thuốc nói trên, sau đó lược bỏ bã và uống nước thuốc đều đặn hàng ngày để trị bệnh.
Bài thuốc 6
Thành phần gồm có câu kỷ tử (15g), xuyên khung (15g), hoàng liên (9g), ngưu tất (9g), cam thảo (6g), diệp hạ châu (9g), hồng hoa (9g). Người bệnh đem sắc các vị thuốc nói trên, sau đó lược bỏ bã và uống phần nước thuốc đều đặn mỗi ngày để trị bệnh.
Bài thuốc 7
Thành phần gồm ngải cứu (15g), cam thảo (6g), hoàng bá (9g), rau má (15g), câu kỷ tử (15g), cỏ nhọ nồi (15g), tía tô (15g). Người bệnh đem sắc các vị thuốc nói trên, sau đó lược bỏ bã và lấy phần nước thuốc dùng để ngâm rửa vùng hậu môn tổn thương.
Bài thuốc 8
Thành phần gồm có diệp hạ châu (15g), hương phụ (12g), bạch thược (15g), rau má (15g), câu kỷ tử (15g), hoàng bá (9g), tía tô (15g). Người bệnh lấy tất cả các vị thuốc ở trên nấu chung, sau đó lấy phần nước thuốc thu được để ngâm rửa khu vực hậu môn tổn thương.
Bài thuốc 9
Thành phần gồm hoàng bá (9g), bạch chỉ (9g), trạch tả (9g), mộc hương (9g), bạch truật (9g), hoàng liên (9g), huyền sâm (9g). Sau đó sắc thuốc lấy nước và dùng nước này để rửa hậu môn liên tục mỗi ngày để thu nhỏ dần tổn thương.
Bài thuốc 10
Thành phần gồm diếp cá (15g), bạch chỉ (12g), câu kỷ tử (12g), hoàng kỳ (12g), hạ khô thảo (12g), mộc hương (9g). Sắc nước bỏ bã và cũng sử dụng nước thuốc để rửa hậu môn liên tục mỗi ngày.
Bài thuốc 11
Bài thuốc bôi gồm có hoàng bá (9g), câu kỷ tử (9g), rau má (15g), bạch truật (9g), mạch môn (9g), cam thảo (6g). Người bệnh đem sắc các vị thuốc trên và ngâm rửa hậu môn đều đặn liên tục hàng ngày..
Bài thuốc 12
Bài thuốc bôi này gồm có diệp hạ châu (9g), hoàng bá (9g), ngưu tất (9g), đại táo (9g), cam thảo (6g). Người bệnh đem sắc các vị thuốc trên và ngăn rửa khu vực tổn thương ở hậu môn đều đặn liên tục hàng ngày.

12 Cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y
Lưu ý khi thực hiện điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y
Để đảm bảo quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp đông y an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tìm cơ sở chuyên khoa có các bác sĩ Đông y nhiều kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo chuyên sâu trong việc điều trị các vấn đề về hậu môn và trực tràng.
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc đông y nào, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về các thành phần, liều lượng và cách sử dụng. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ Đông y để đảm bảo rằng bài thuốc được lựa chọn phù hợp với tình trạng của bản thân.
Cần tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe của người bệnh.
Để tăng khả năng phục hồi và ngăn ngừa tình trạng tái phát xảy ra, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống đủ nước và hạn chế các thực phẩm có thể gây táo bón. Đồng thời, tránh đặt lực áp lớn lên vùng hậu môn, hạn chế ảnh hưởng đến cơ trơn trong quá trình đi tiêu.
Cần theo dõi và báo cáo liên tục cho bác sĩ triệu chứng và hiệu quả sau khi bắt đầu điều trị. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ nào xảy ra thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh liệu trình phù hợp hơn.
Nếu việc thực hiện điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp đông y không mang lại hiệu quả hoặc bệnh có xu hướng trở nặng hơn thì người bệnh hãy đến ngay cơ sở y học hiện đại: Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được các bác sĩ nhiều kinh nghiệm chuyên môn kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó tư vấn liệu pháp điều trị tân tiến phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn.
Hy vọng bài viết “12 Cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng đông y” ở trên đã đem đến các bài thuốc chữa trị hiệu quả cho bạn đọc quan tâm. Nếu còn vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ hãy liên hệ đến ngay tới số: Hotline: 039 957 5631, (Zalo: 039 666 2154) hoặc nhấn vào bảng tư vấn bên cạnh: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các nhân viên y tế giải đáp hỗ trợ và sắp xếp lịch thăm khám ngay.