Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu, đau đớn và bất tiện trong cuộc sống, ngay cả những hoạt động đơn giản như di chuyển, đứng lên hoặc xuống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài dần khiến cho người bệnh trở nên mất tự tin cũng như làm giảm hiệu suất học tập và làm việc của người bệnh. Để cải thiện được tình trạng này, bài viết sau sẽ giới thiệu đến quý độc giả các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ, qua đó giúp giảm đau một cách nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tại sao ngồi nhiều dễ bị trĩ?

Trĩ là một bệnh lý phổ biến liên quan đến khu vực hậu môn và trực tràng, nó thường xuất hiện ở những người có lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi lâu, ăn uống không cân đối và thiếu lành mạnh. Đặc biệt, người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu có thể tạo áp lực lớn lên các mạch máu ở hậu môn, khiến chúng bị giãn nở và biến dạng phình to ra. Nếu để tình trạng biến dạng này kéo dài, búi trĩ có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng đặc trưng khác như đau, ngứa, nóng rát, sưng đỏ và chảy máu hậu môn khi đại tiện.

Hơn nữa, việc ngồi lâu không đúng tư thế cũng có thể tạo ra thêm áp lực tại vùng hậu môn, tác động lên các mạch máu và mô mềm xung quanh, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu và bệnh trĩ phát triển nghiêm trọng hơn.

Tại sao ngồi nhiều lại dễ bị trĩ?

Tại sao ngồi nhiều lại dễ bị trĩ?

Ngoài ra, việc ngồi quá lâu cũng có thể làm giảm khả năng co bóp của cơ bụng và ruột, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và nhuận tràng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng táo bón hoặc kiết lỵ, cả hai đều có thể gây tổn thương niêm mạc hậu môn và thúc đẩy bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.

Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả, ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hướng tới một cách lành mạnh hơn. Chẳng hạn như tăng cường hoạt động thể chất hoặc thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, hạn chế thời gian ngồi lâu, duy trì một chế độ ăn uống cân đối và giàu chất xơ hoặc thay đổi tư thế ngồi khoa học hơn.

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ

Tư thế khi ngồi khi đại tiện

Cải thiện tư thế khi đại tiện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa và hoạt động sinh lý diễn ra ổn định hơn. Nếu cứ duy trì tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như táo bón, bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm ruột kết và thậm chí là ung thư đại tràng, ung thư hậu môn,… Do đó, việc biết cách đại tiện đúng cách không chỉ giúp phòng ngừa mà còn hạn chế nguy cơ bệnh trĩ trở nặng hơn.

Tư thế tốt nhất khi thực hiện quá trình đại tiện chính là tạo ra một góc nhọn giữa phần ruột kết và hậu môn để giúp phân dễ dàng bài tiết ra ngoài. Bạn có thể thực hiện được tư thế này bằng cách ngồi xổm trên bồn cầu với chân cao hơn hông hoặc ngồi xổm trên mặt đất (với loại cầu tiêu kiểu cũ). Tư thế này giúp cơ bụng và cơ hậu môn hoạt động một cách hiệu quả, đồng thời giảm bớt đi nhiều áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ khi đại tiện

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ khi đại tiện

Tuy nhiên, không phải ai cũng thể thực hiện được tư thế ngồi xổm này bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng như tuổi tác, vấn đề về xương khớp, thói quen hoặc văn hóa,… Trong những trường hợp này, người mắc bệnh trĩ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như sử dụng ghế vệ sinh có thiết kế đặc biệt phù hợp, sử dụng ghế cao hoặc ghế gấp để nâng cao chân lên khi ngồi trên bồn cầu, điều này là để tạo góc nhọn giữa đường ruột kết và hậu môn, giúp dễ dàng trong việc tiêu tiện.

Hơn nữa, trong quá trình đại tiện, những người mắc bệnh trĩ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Hạn chế rặn mạnh khi đi tiêu để tránh gây thêm tổn thương lên niêm mạc ruột và hậu môn.

– Tránh sử dụng điện thoại hoặc ngồi quá lâu trên bồn cầu, vì điều này có thể giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khu vực trực tràng hậu môn và ảnh hưởng đến chức năng nhuận tràng.

– Không nên nín nhịn đại tiện khi cảm thấy có nhu cầu vì điều này có thể làm phân khô, tắc nghẽn và dẫn đến tình trạng táo bón.

– Sử dụng giấy vệ sinh có độ mềm phù hợp, không có màu sắc sặc sỡ hoặc mùi thơm quá nồng để tránh kích ứng da và niêm mạc hậu môn.

– Hạn chế việc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kích thích đại tiện quá thường xuyên vì có thể gây suy giảm chức năng của ruột và nguy cơ phụ thuộc vào chúng.

Tư thế ngồi học tập / làm việc

Tư thế ngồi phù hợp cho người bị trĩ là tư thế ngồi thẳng, giữ cho lưng không cong, đầu gối đặt hơi cao hơn so với mông, chân không chồng lên nhau hoặc đặt lên một chiếc ghế cao. Tư thế này giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa sự biến dạng sưng to của các mạch máu trong hậu môn. Ngoài ra, tư thế ngồi tốt và đúng cách cũng có lợi cho sức khỏe của cột sống cũng như sự phát triển cơ bắp (đặc biệt ở những đối tượng trẻ tuổi).

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ khi học tập - làm việc

Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ khi học tập – làm việc

– Ngồi trên mặt phẳng mềm: Người mắc bệnh trĩ nên chọn ghế có đệm đàn hồi hoặc sử dụng gối đỡ để giảm bớt áp lực lên vùng hậu môn và xương cụt. Tránh ngồi trên mặt phẳng quá cứng, không có đệm hoặc cảm thấy không thoải mái.

– Tư thế ngồi thẳng: Nên giữ lưng thẳng và cân bằng khi ngồi, không nghiêng hoặc xiêu vẹo sang một bên. Đừng ngồi quá gần vào ghế, mà hãy để một khoảng cách nhỏ giữa lưng và tựa lưng của ghế để tạo điều kiện cho quá trình tuần hoàn lưu thông máu ở khu vực lưng và hông diễn ra thuận lợi.

– Để chân ở tư thế hợp lý: Trong khi đang ngồi, người bệnh nên giữ chân thẳng trên mặt sàn. Nếu có điều kiện thì hãy sử dụng ghế để nâng cao đôi chân, điều này sẽ giúp giảm áp lực đối với vùng hậu môn và trực tràng trong quá trình ngồi.

– Thay đổi tư thế khi cần: Nếu phải ngồi trong thời gian dài, người bệnh nên thường xuyên điều chỉnh tư thế để giảm áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng bằng cách đứng dậy, di chuyển hoặc thực hiện những động tác vận động nhẹ nhàng trong khoảng 30-45 phút/lần để cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giảm bớt căng thẳng lên khu vực tĩnh mạch ở hậu môn.

Một số biện pháp khi ngồi giúp giảm đau cho người bệnh trĩ

♦ Tạo ra một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh hơn bằng cách tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, hạn chế thức khuya và uống đủ nước để duy trì các chức năng hoạt động của cơ thể ở mức tốt nhất.

♦ Lựa chọn các loại ghế có phần đệm êm, không quá cao hoặc quá thấp, có tựa lưng và tựa đầu phù hợp để giảm bớt áp lực lên cột sống và hậu môn.

♦ Đặt một chiếc gối nhỏ dưới mông hoặc sử dụng các loại gối chuyên dụng cho người bị trĩ để giảm sự ma sát, đau nhức và bất tiện không mong muốn trong khu vực hậu môn khi ngồi.

♦ Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi, tránh ngồi cố định tại một tư thế quá lâu. Nên đứng dậy và di chuyển vận động nhẹ ít nhất 5 phút sau mỗi giờ ngồi.

♦ Hạn chế ngồi để chân lên bàn, ngồi xổm, ngồi co lại hoặc ngồi quá sâu vào ghế,… bởi những tư thế này có thể tạo áp lực lên vùng hậu môn và gây tổn thương cho các mạch máu trong búi trĩ.

♦ Khi ngồi trên xe đạp, xe máy hoặc ô tô, hãy sử dụng các loại đệm hoặc gối hỗ trợ để giảm các va đập và rung chấn có thể ảnh hưởng đến búi trĩ ở hậu môn.

Nếu bệnh trĩ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt, người bệnh hãy đến ngay trung tâm y tế chuyên môn về hậu môn / trực tràng uy tín tại Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Đà Nẵng, từ đó bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra và lên phác đồ điều trị phù hợp, qua đó giảm thiểu ảnh hưởng khó chịu từ bệnh trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Với những thông tin chia sẻ liên quan đến tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ trong bài viết trên, hy vọng chúng tôi đã giúp quý bạn đọc có thêm phương pháp phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số đường dây Hotline: 039 957 5631 và khung: >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nếu có biểu hiện bệnh trĩ trở nặng hơn.